top of page
Thao Pham

Cải Cách Giáo Dục Việt Nam - "Liệu Có Thực Hiện Được Lấy Học Sinh Làm Trung Tâm?

Cải Cách Giáo Dục Việt Nam - "Liệu Có Thực Hiện Được Lấy Học Sinh Làm Trung Tâm? là góc nhìn của Tanaka Yoshitaka về giáo dục Việt Nam được dịch bởi Nguyễn Quốc Vương. Sách bắt đầu bằng một giờ học Toán. Niềm tự hào của đất nước có điểm PISA cao ngất ngưởng như Việt Nam. Trong giờ học, Tanaka Yoshitaka nhận thấy học sinh tuân thủ những yêu cầu của giáo viên một cách máy móc. Học sinh được lập trình viết câu trả lời vào bảng rồi giơ lên sau tiếng đập thước kẻ của giáo viên. Mặc dù học sinh có câu trả lời sai, giáo viên trong tiết học không chú ý. Điều giáo viên quan tâm là học sinh có giơ bảng cùng lúc không?



Mối quan hệ thầy - trò trong trường học Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi lối mòn truyền thống. Ở đó, giáo viên vẫn nắm giữ biểu tượng quyền lực lớn với cả tri thức và kỹ năng. Kiến thức thu nhập trong giờ học được ghi lại theo trạng thái rời rạc theo giáo án định sẵn và bám sát nội dung sách giáo khoa được Bộ Giáo dục phê duyệt. Nền giáo dục hướng tới mục tiêu truyền đạt thông tin và kiểm định qua các bài kiểm tra tiêu chuẩn. Thực tại này xuất phát từ mục tiêu tăng hiệu suất kinh tế trong giáo dục sử dụng mô hình giờ học đồng loạt theo monitorial system của Joseph Lancaster. Cơ chế này được củng cố trong khuôn khổ mối quan hệ quyền lực theo chiều dọc (Trung ương -> Địa phương -> Hiệu trưởng -> Hiệu phó -> Tổ trưởng tổ chuyên môn -> Trưởng khối -> Giáo viên). Các mối quan hệ chiều ngang giữa giáo viên - giáo viên và giáo viên - học sinh vì thế chưa được chú trọng.


Nếu giáo dục (education) có nguồn gốc Latin từ “educere” với ý nghĩa là “kéo ra”. Giáo dục liệu đã đáp ứng định hướng tìm kiếm trí thức tiền năng của người học. Cơ chế đánh giá theo chỉ tiêu, điểm số đã đưa ra góc nhìn lệch lạc về giáo dục: sự đố kỵ, tính cạnh tranh thay cho việc hợp tác giữa học sinh và giữa giáo viên. Chương trình giảng dậy dập khuôn ít có tính liên hệ với thực tế sống của nhiều học sinh, đặc biệt với học sinh nông thôn hoặc dân tộc thiểu số. Nội dung này làm mình nhớ tới lập luận vốn văn hoá và habitus là nguyên nhân nối dài bất bình đẳng trong giáo dục của Pierre Bourdieu. Đã đến lúc giáo dục cần thay đổi cách tiếp cận. Một trong những nhà giáo dục cấp tiến được kể tới là John Dewey. Trong đó, giáo viên là người hỗ trợ (teacher as an agent) qua trải nghiệm học thực nghiệm. Cơ chế này phù hợp lý lý thuyết quyết định (Self-determination theory) của Masaharu Kage. Tại đó, người học tìm được ý nghĩa trong học tập nhiều hơn nếu được tham gia vào quá trình giảng dậy. Với mình, đây là cuốn sách giúp hệ thống hoá những lý thuyết mình học gần đây. Mình cũng thấy bản thân đâu đó, cũng loay hoay trong khẩu hiệu "lấy học sinh làm trung tâm". Có lẽ đây lại là một cuốn sách giúp mình tự vấn bản thân để rút sợi dây kinh nghiệm dài chưa thấy đầu dây còn lại.

75 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page